Tép có nhiều… “động tác” hơn… cá. Nó không chỉ biết bơi mà còn có thể bò, đậu trên những nhành cây, cọng rêu, tranh ăn với nhau… trông rất ngộ nghĩnh.
Thực tế, dạo qua những chợ thủy sinh lớn ở Hà Nội như Hàng Đậu, chợ Bưởi, chợ Mơ… không hề thấy một cửa hàng nào bán tép cảnh.Còn phố Nguyễn Thông, Lý Chính Thắng, Bà Huyện Thanh Quan, Nam Kỳ Khởi Nghĩa ở TP. Hồ Chí Minh thì may ra có 1, 2 hàng.
Vì sao vậy?
- Đàn tép ong thuần huyết PRL có giá trị lên đến hàng ngàn USD (các con non sinh ra sẽ chỉ là tép ong đỏ, không có tép ong đen hoặc tép golden...). Trong giới chơi hiện nay chúng có giá từ 700nghìn-4 triệu VND/ con tùykích thước
Sức hút "khó cưỡng"
Khó mua, khó nuôi, mà giá lại đắt như thế, vậy tại sao tép cảnh lại trở thành niềm đam mê số 1 của dân thủy sinh? Đó là vì vẻ đẹp dễ thương của chúng cùng những hành vi chăm chỉ, hoạt bát trong môi trường thủy sinh.
Tép có nhiều… “động tác” hơn… cá. Nó không chỉ biết bơi mà còn có thể bò, đậu trên những nhành cây, cọng rêu, tranh ăn với nhau… trông rất ngộ nghĩnh.
- Tép cảnh (tép kiểng) - luôn hấp dẫn mọi ánh nhìn bởi màu sắc rực rỡ của chúng...
- ... và bởi chính kích thước nhỏ bé của chúng. Chỉ tối đa 2,5-3cm khi trưởng thành
Đặc biệt với dân chơi bể nano, có kích thước siêu bé (chỉ nhỏ bằng bao thuốc lá, hay ly uống nước), không thể thả bất kỳ loại cá nào. Lúc đó tép cảnh là lựa chọn số 1.
Nguồn gốc của tép cảnh
Tép cảnh chính thức xuất hiện trong giới thủy sinh vào cuối thập kỷ 80 của thế kỷ trước. Lúc đầu, nó rất hạn chế trong số lượng người chơi ít ỏi và cũng không hề mang tính thương mại, chỉ là những trao đổi riêng lẻ, ít được biết đến trong thời gian dài. Cho đến khi người nuôi quan sát và để ý đến khả năng diệt rêu hại của chúng.
Như chúng ta đã biết, rêu hại là kẻ thù số 1 trong bể thủy sinh vì tốc độ lây lan. Một bể thủy sinh bị rêu hại tấn công thì chỉ sau một thời gian ngắn sẽ bị mất hoàn toàn giá trị thẩm mỹ. Muốn diệt rêu hại phải dùng đến hóa chất, mà hóa chất ít nhiều lại gây hại cho những loại cây khác và làm xáo trộn môi trường nước, ảnh hưởng đến hệ sinh thái khép kín trong bể.
- Tép Amano Caridina Japonica - Loài tép ăn rêu tảo nổi tiếng trong các bể thủy sinh được giới thiệu qua bậc thầy thủy sinh Nhật Bản Takashi Amano
- Một con tép Tiger Caridina cf. Cantonesis với màu xanh blue hiếm - hay còn gọi là tép Hổ, tép cọp
- Cận cảnh một chú tép Anh đào - Red Cherry (hay còn gọi là RC, fire red, SRC, Sakura shrimp)
- Những cá thể tép anh đào Red Cherry nổi bật trong hồ với màu đỏ...
Tép ong đỏ không có ngoài thiên nhiên, mà do một người Nhật tên là Hisayasu Suzuki kỳ công lai tạo trong suốt 6 năm trời. Tổ tiên của chúng là loài Bee Shrimp Neocaridina được tìm thấy ở những dòng suối phía nam Trung Quốc và Hong Kong. Sau này còn xuất hiện thêm 1 loại tép ong nữa là tép ong đen (có khoang đen và trắng).
Thời gian đầu ở Nhật, 1 chú tép ong đỏ được bán với giá 2.000 yên (khoảng 20 USD). Mà tép là loài sống theo bầy. Để chúng có thể tồn tại và phát triển được thì cần ít nhất khoảng 20 cá thể. Còn để thường xuyên nhìn ngắm được chúng trong bể, bạn cần phải thả tới cả trăm con.
Tại thời điểm này ở Việt Nam, tép ong thường hạng S có giá 120.000 đồng/đôi, tép hạng SS (màu trắng nhiều hơn) có giá 400.000 đồng/đôi. Chính vì thế, dù giá đã giảm đi rất nhiều, thì việc sở hữu 1 bầy tép ong đỏ vẫn là niềm ao ước của rất nhiều người.
- Những chú tép ong đỏ hạng S này có giá 120.000 đồng/đôi. Hạng của chúng được đánh giá bởi số lượng vạch màu đỏ trên cơ thể, càng ít vạch đỏ hạng của chúng càng cao.
- Tép ong đỏ hạng SS (phần màu trắng nhiều hơn) có giá 400.000 đồng/đôi
- Sulawesi được mệnh danh là vua tép cảnh có xuất xứ từ một hòn đảo của Indonesia
Theo Thethaohangngay.com.vn
Comments
Post a Comment